Lập kế hoạch ngân sách marketing là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc này không chỉ giúp kiểm soát chi phí mà còn tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của các chiến dịch tiếp thị. Khi ngân sách được phân bổ hợp lý, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu, mở rộng thị phần và xây dựng thương hiệu một cách bền vững. Vậy ngân sách marketing là gì? Vì sao cần lập kế hoạch ngân sách marketing? Có bao nhiêu bước thực hiện kế hoạch marketing?
1. Ngân sách marketing là gì ?
Ngân sách marketing là tổng số tiền mà doanh nghiệp dự trù và phân bổ cho các hoạt động tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh, giúp doanh nghiệp xác định rõ mức đầu tư vào từng kênh marketing để đạt được mục tiêu cụ thể như tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi hoặc gia tăng doanh thu.
Ngân sách marketing có thể bao gồm nhiều hạng mục chi tiêu khác nhau như quảng cáo trả phí (Google Ads, Facebook Ads, TikTok Ads), tiếp thị nội dung (SEO, viết blog, video marketing), email marketing, quan hệ công chúng (PR), sự kiện, nghiên cứu thị trường, chi phí phần mềm và công cụ hỗ trợ. Tùy vào ngành nghề, quy mô doanh nghiệp và chiến lược tiếp thị, ngân sách marketing có thể thay đổi linh hoạt để tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch.
Việc lập ngân sách marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp kiểm soát chi tiêu, tránh lãng phí nguồn lực và đảm bảo rằng mỗi khoản đầu tư đều mang lại giá trị. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần dựa vào dữ liệu thực tế từ các chiến dịch trước đó, phân tích hiệu suất hoạt động của từng kênh marketing và điều chỉnh ngân sách theo từng giai đoạn nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
2. Vì sao cần lập kế hoạch ngân sách marketing ?
Ngân sách marketing không chỉ là con số bạn chi tiêu hàng tháng hay hàng quý. Nó là một công cụ chiến lược giúp bạn tránh lãng phí ngân sách vào các kênh không hiệu quả từ đó dễ dàng theo dõi và đánh giá kết quả của các chiến dịch. Ngoài ra, ngân sách marketing sẽ đảm bảo rằng mọi chiến dịch đều hướng tới mục tiêu chung như tăng doanh thu, nâng cao nhận thức thương hiệu, hoặc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
Ngân sách marketing còn hỗ trợ bạn trong việc phân bổ nguồn lực, đảm bảo răng moi chi tiêt đều sẽ được khai thác một cách hiệu quả. Một lý do quan trọng khác đó là vấn đề về dự báo rủi ro, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản lý chuyển từ việc phản ứng đối với tình huống và sự kiện sang việc dự đoán chúng. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị các phương án đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra.
3. Các bước lên kế hoạch ngân sách marketing
3.1. Đánh giá hiệu suất marketing trong quá khứ
Trước khi lập ngân sách marketing cho tương lai, doanh nghiệp cần phân tích hiệu suất của các chiến dịch trước đó để xác định kênh nào mang lại hiệu quả cao nhất, chiến lược nào chưa đạt được mục tiêu và các yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả tổng thể. Việc này giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác về việc phân bổ ngân sách và tránh lãng phí tiền bạc vào những hoạt động không hiệu quả.
Để đánh giá chính xác hiệu suất marketing, doanh nghiệp cần tập trung vào các chỉ số quan trọng như chi phí trên mỗi lần chuyển đổi (Cost Per Conversion - CPC), giá trị vòng đời khách hàng (Lifetime Value - LTV), chi phí thu hút khách hàng (Customer Acquisition Cost - CAC) và tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return on Investment - ROI). Những chỉ số này cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mức độ hiệu quả của từng kênh tiếp thị và tìm ra những điểm cần cải thiện.
3.2. Xác định mục tiêu marketing rõ ràng
Một trong những bước quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch ngân sách marketing là xác định mục tiêu cụ thể. Nếu doanh nghiệp không có mục tiêu rõ ràng, việc sử dụng ngân sách sẽ trở nên lãng phí và không mang lại hiệu quả mong muốn.
Mục tiêu marketing có thể bao gồm tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, gia tăng doanh thu hoặc tạo lòng trung thành với thương hiệu. Tùy vào từng giai đoạn phát triển, doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc nhiều mục tiêu phù hợp để tập trung nguồn lực.
Hãy kết hợp với bước đầu tiên “đánh giá hiệu suất marketing trong quá khứ” để biết được chính xác ngân sách là bao nhiêu để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Ví dụ, giả sử, năm 2024, doanh nghiệp A đã chi 800.000.000 triệu đồng cho ngân sách marketing để bán ra 20,000 sản phẩm và đạt doanh thu 10 tỷ đồng. Trong 2025, doanh nghiệp A có mục tiêu bán ra 30.000 sản phẩm thì ngân sách cần phải chi là 1,2 tỷ đồng. Để tính được con số này, bạn hãy tính chi phí cho mỗi lần chuyển đổi (CPC) là bao nhiêu (800.000 triệu đồng / 20.000 sản phẩm = 40 triệu đồng/sản phẩm), sau đó hãy nhân với con số mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra (40 triệu đồng/sản phẩm x 30.000 sản phẩm = 1.200.000.000 triệu đồng).
3.3. Phân bổ ngân sách marketing dựa trên hiệu suất
Sau khi có dữ liệu về hiệu suất marketing và xác định được mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp cần phân bổ ngân sách sao cho hợp lý. Điều quan trọng là tập trung vào những kênh đã chứng minh được hiệu quả thay vì chỉ dựa trên cảm tính hoặc xu hướng nhất thời. Không phải tất cả các kênh marketing đều phù hợp với mọi doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể lựa chọn các kênh phù hợp nhất để đầu tư ngân sách. Hãy đánh giá chính xác kênh mang lại doanh thu chính cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp nhận thấy quảng cáo trên Facebook Ads mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao, việc tăng ngân sách cho kênh này có thể là một lựa chọn hợp lý. Nếu chiến lược SEO giúp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng miễn phí, đầu tư thêm vào các công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs hay SEMrush có thể giúp tối ưu hóa hiệu quả hơn nữa. Ngược lại, nếu email marketing có tỷ lệ mở thấp, doanh nghiệp có thể cần điều chỉnh nội dung và chiến lược tiếp cận thay vì tiếp tục đổ tiền vào các chiến dịch không hiệu quả.
Ví dụ, nếu trong năm vừa qua, một công ty thương mại điện tử nhận thấy rằng quảng cáo trên Facebook Ads chiếm 60% tổng chi tiêu nhưng chỉ mang lại 30% doanh thu, trong khi SEO chỉ chiếm 20% ngân sách nhưng đóng góp tới 40% doanh thu, điều này cho thấy cần điều chỉnh ngân sách. Công ty có thể giảm chi phí cho Facebook Ads và đầu tư mạnh hơn vào SEO bằng cách thuê chuyên gia SEO hoặc sử dụng các công cụ tối ưu hóa từ khóa như Ahrefs và SEMrush.
3.4. Tạo danh sách các hạng mục ngân sách marekting
Để đảm bảo ngân sách marketing được sử dụng hiệu quả, doanh nghiệp cần lập danh sách chi tiết các hạng mục chi tiêu. Việc này giúp tránh những khoản chi không cần thiết và đảm bảo rằng mọi hoạt động marketing đều có kế hoạch rõ ràng.
Các hạng mục phổ biến trong ngân sách marketing bao gồm chi phí quảng cáo trả phí, chi phí SEO và content marketing, chi phí phần mềm và công nghệ, chi phí nhân sự và đào tạo. Doanh nghiệp cần xác định mức ngân sách cụ thể cho từng hạng mục và theo dõi sát sao để đảm bảo không vượt quá ngân sách dự kiến.
Ví dụ, một công ty có thể chia ngân sách marketing thành các hạng mục sau: 50% cho quảng cáo trả phí (Google Ads, Facebook Ads, TikTok Ads); 20% cho tiếp thị nội dung (viết blog, SEO, video marketing); 15% cho phần mềm & công cụ (HubSpot, Ahrefs, Canva, Mailchimp); 10% cho nhân sự & đào tạo đội ngũ marketing; 5% cho nghiên cứu thị trường và thử nghiệm các kênh mới
3.5. Theo dõi và dự đoán ngân sách marketing
Doanh nghiệp nên đánh giá lại hiệu suất chiến dịch theo ngày, theo tháng để điều chỉnh ngân sách kịp thời. Việc theo dõi sát sao các chỉ số như ROI, CPC, LTV và tỷ lệ chuyển đổi giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện những điểm cần cải thiện và đưa ra giải pháp điều chỉnh hợp lý. Ví dụ, nếu một công ty thương mại điện tử thấy rằng chiến dịch quảng cáo Google Ads mang lại doanh thu cao nhưng chi phí CPC ngày càng tăng, họ có thể tối ưu bằng cách cải thiện điểm chất lượng quảng cáo hoặc chuyển sang các từ khóa có cạnh tranh thấp hơn.
Ngoài ra, thị trường marketing luôn thay đổi, do đó doanh nghiệp cần cập nhật các xu hướng mới để điều chỉnh chiến lược marketing một cách kịp thời. Các xu hướng như AI trong marketing, tìm kiếm bằng giọng nói, video ngắn và TikTok marketing đang ngày càng trở nên quan trọng. Việc lập kế hoạch ngân sách marketing không chỉ là phân bổ tiền mà còn là tối ưu hóa hiệu suất để đạt được kết quả tốt nhất. Doanh nghiệp cần liên tục theo dõi, điều chỉnh và cải thiện chiến lược để đảm bảo nguồn ngân sách được sử dụng hiệu quả và mang lại giá trị cao nhất. Các công cụ hỗ trợ theo dõi hiệu suất như Google Analytics, HubSpot, Supermetrics giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về hiệu quả của từng kênh marketing, từ đó đưa ra các quyết định tối ưu hóa ngân sách.
4. Kết luận
Lên kế hoạch ngân sách marketing không chỉ là việc phân bổ tiền bạc mà còn là quá trình phân tích, đánh giá và tối ưu hóa. Bằng cách áp dụng 5 bước trên, bạn sẽ có một kế hoạch ngân sách chi tiết, khoa học và hiệu quả, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu một cách bền vững.
Your email address will not be published.
Enter Image URL / Code Snippets / Quotes / name tag, then click parse button accordingly that you have entered. then copy the parse result and paste it into the comment field.